Hội chứng cổ vai tay là gì? Các công bố khoa học về Hội chứng cổ vai tay

Hội chứng cổ vai tay (CTS) là một tình trạng y tế gây ra bởi việc nén dây thần kinh trong khu vực cổ tay. Đây là một bệnh lý phổ biến trong tay, xuất hiện khi d...

Hội chứng cổ vai tay (CTS) là một tình trạng y tế gây ra bởi việc nén dây thần kinh trong khu vực cổ tay. Đây là một bệnh lý phổ biến trong tay, xuất hiện khi dây thần kinh bị ảnh hưởng và gây ra các triệu chứng như đau, tê, nhức mỏi, hoặc giảm cường độ của các động tác cơ tay. CTS thường xảy ra do một khối u, viêm mô môi, hoặc sự phình to của các dây gân có trong ngón tay.
Chi tiết hơn, hội chứng cổ vai tay (CTS) là một tình trạng mà dây thần kinh ở khu vực cổ tay bị nén hoặc bị gây ra áp lực quá nhiều, gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chức năng cử động của tay và ngón tay. Triệu chứng thường gặp của CTS bao gồm:

1. Đau: Đau có thể xảy ra từ cổ tay rồi lan rộng lên cánh tay và tay. Đau thường nặng vào ban đêm và có thể làm mất ngủ. Đau còn có thể xuất hiện khi sử dụng tay hoặc khi cổ tay được uốn cong trong thời gian dài.

2. Tê và cảm giác bị tê: Cảm giác tê hoặc cảm giác giảm độ nhạy cảm trong ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa, có thể xuất hiện. Bạn có thể cảm thấy như đang mang găng tay trên ngón tay của mình.

3. Giảm sức mạnh và khó thực hiện các động tác cụ thể: CTS có thể làm mất cường độ và sức mạnh khi sử dụng tay và ngón tay để thực hiện các động tác cụ thể như nắm, cầm, vặn và sử dụng các công cụ.

Nguyên nhân phổ biến gây nên CTS bao gồm:

- Sự phình to hoặc viêm của các tổ chức xung quanh dây thần kinh cổ tay, do viêm khớp, viêm mô, tăng áp lực trong khớp cổ tay hoặc các tình trạng y tế khác.
- Các tổn thương, chấn thương, viêm nhiễm hoặc sưng ở khu vực cổ tay.
- Các vị trí làm việc hoặc hoạt động đòi hỏi tay và ngón tay được sử dụng liên tục trong thời gian dài, chẳng hạn như gõ máy tính hoặc sử dụng công cụ điện tử.
- Các yếu tố nguy cơ khác gồm tiền sử gia đình, bệnh lý liên quan đến khớp cổ tay, bệnh tiểu đường, béo phì, thai kỳ hoặc dùng các chất gây sửng.

Việc điều trị CTS có thể bao gồm kiểm soát triệu chứng bằng cách đưa ra lời khuyên về thay đổi thói quen làm việc, sử dụng băng cổ tay, dùng các thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, hoặc thậm chí phẫu thuật nếu triệu chứng không được cải thiện.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "hội chứng cổ vai tay":

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ-VAI-TAY DO THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 501 Số 1 - 2021
Mục tiêu: (1) Đánh giá  hiệu quả điều trị bệnh nhân có hội chứng cổ - vai - tay do Thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp; (2) Xác định  một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị ở bệnh nhân có hội chứng cổ - vai - tay do thoái hóa đốt sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị được tiến hành trên 30 bệnh nhân hội chứng cổ - vai - tay do thoái hóa đốt sống cổ. Kết quả: Sau 14 ngày điều trị đã cải thiện rõ rệt các triệu chứng lâm sàng của bệnh với 73,33% xếp loại tốt, 20% xếp loại khá, 6,67% xếp loại kém. Kết luận: Điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau và phục hồi chức năng vận động các khớp cổ - vai – tay trên bệnh nhân có thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh nhân < 50 tuổi cho kết quả điều trị tốt hơn so với nhóm bệnh nhân ≥ 50 tuổi (p<0,05); Thời gian mắc bệnh ≤ 3 tháng cho kết quả điều trị tốt hơn những bệnh nhân mắc bệnh > 3 tháng.
#hội chứng cổ vai tay #điện châm
TÁC DỤNG GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN TẦM VẬN ĐỘNG CỘT SỐNG CỔ CỦA PHÚC CHÂM TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của phúc châm trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp: Nghiên cứu lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị có đối chứng. 60 bệnh nhân chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu dùng phúc châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt, nhóm chứng dùng điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt. Kết quả: Sau 21 ngày điều trị, ở nhóm nghiên cứu, điểm VAS trung bình giảm từ 5,43 ± 1,17 xuống 2,70 ± 1,39  điểm (p < 0,05); cải thiện rõ rệt tầm vận động cột sống cổ (p < 0,05) và không có sự khác biệt với nhóm chứng (p > 0,05). Kết luận: Phúc châm có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ.
#Phúc châm #hội chứng cổ vai cánh tay #thoái hoá cột sống cổ
11. Tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ
Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động cột sống cổ của phương pháp điện châm kết hợp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước sau và có đối chứng. 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ, được chia thành hai nhóm đảm bảo tương đồng về tuổi, giới, tầm vận động cột sống cổ và mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analog Scale). Nhóm nghiên cứu dùng điện châm kết hợp đắp paraffin, nhóm chứng dùng điện châm đơn thuần, ngày 01 lần x 15 ngày. Kết quả cho thấy cả hai nhóm cải thiện điểm đau VAS và tầm vận động cột sống cổ (p < 0,05), nhóm nghiên cứu cải thiện tốt hơn nhóm chứng (p < 0,05). chưa ghi nhận tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
#VAS #tầm vận động #điện châm #paraffin #hội chứng cổ vai cánh tay
Kết quả chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh có hội chứng cổ vai tay và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020 - 2021
Tạp chí Y Dược cổ truyền Việt Nam - Tập 44 Số 3 - Trang 66-72 - 2022
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của người bệnh có hội chứng cổ vai tay. Phân tích kết quả chăm sóc của người bệnh có hội chứng cổ vai tay và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh năm 2020 - 2021.  Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, với cỡ mẫu 200 người bệnh mắc hội chứng cổ vai tay đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4 năm 2020.  Kết quả: NB có độ tuổi > 60 chiếm tỷ lệ cao 63,5%, thấp nhất là nhóm tuổi 30-39 tuổi (6%). Có 18,5% người bệnh nhập viện trong tình trạng đau nhẹ; tỷ lệ đau vừa là 81,5%; không có người bệnh nào đau nặng hoặc rất nặng. Tầm vận động cúi, ngửa tại Do có > 75% người bệnh hạn chế trung bình; Do có > 80% người bệnh không còn hạn chế. Thời gian mắc bệnh ngắn dưới 6 tháng làm tăng hiệu quả chăm sóc lên 1,52 lần so với nhóm có thời gian mắc bệnh dài hơn (p<0,05). Chấm theo thang điểm NDI, người bệnh có hạn chế vận động chức năng cột sống cổ ở mức hạn chế nhẹ có khả năng cải thiện hơn người có mức hạn chế trung bình và nghiêm trọng 1,32 lần (p<0,05).  Kết luận: Phần lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu là người cao tuổi, nữ nhiều hơn nam, đau mức độ vừa và có hạn chế trung bình tầm vận động cúi, ngửa. Một số yếu tố như giới, tuổi, thời gian chăm sóc có liên quan đến hiệu quả điều trị. 
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 526 Số 2 - 2023
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ tại Khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 60 bệnh nhân ≥ 30 tuổi, được chẩn đoán xác định Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống. Kết quả: Lứa tuổi mắc bệnh từ 40-59 tuổi chiếm 58,3%, Tỷ lệ nữ/nam là 1,2; tỷ lệ nhập viện với thời gian mắc bệnh trên 3 tháng là 43,3%; tỷ lệ mức độ đau theo VAS đau vừa 70% đau nặng 30%; tỷ lệ hạn chế chức năng sinh hoạt hằng ngày hạn chế nặng 26,6% hạn chế vừa 56,7%; tỷ lệ bệnh nhân có hình ảnh gai xương trên Xquang cột sống cổ là 58.3%, hẹp lỗ tiếp hợp là 41,7%. Kết luận: Bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương  phần nhiều từ 40 – 59 tuổi, tỷ lệ nữ lớn hơn nam, nhập viện thường sau 03 tháng mắc bệnh và trong tình trạng đau từ mức độ vừa trờ lên, hạn chế chức năng sinh hoạt từ mức trung bình đến nặng
#Hội chứng cổ vai cánh tay #Thoaí hóa cột sống cổ #Đặc điểm đối tượng.
TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP PARAFIN TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 508 Số 1 - 2022
Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm kết hợp đắp parafin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ. Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ điều trị tại khoa Nội 4, khoa Châm cứu và Phục hồi chức năng - Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 08 năm 2021. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, có đối chứng: 30 bệnh nhân nhóm nghiên cứu được điện châm kết hợp đắp parafin, 30 bệnh nhân nhóm chứng được điện châm. Kết quả: Sau 15 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có điểm VAS trung bình giảm từ 5,5 ± 1,38 xuống 1,9 ± 0,8, nhóm chứng giảm từ 5,3 ± 1,53 xuống 4,0 ± 1,31. Sự khác biệt trước sau điều trị của 2 nhóm có ý nghĩa với p < 0,05.  Hiệu suất giảm điểm đau VAS của nhóm nghiên cứu tại thời điểm D7 (1,90 ± 0,62 điểm) và D15 (3,6 ± 1,00 điểm) cao hơn nhóm chứng ở cùng thời điểm với p < 0,05. Kết luận: điện châm kết hợp đắp parafin có tác dụng giảm đau trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng điện châm đơn thuần.
#hội chứng cổ vai tay #thoái hóa cột sống cổ #đắp parafin #điện châm
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA BÀI THUỐC “TK1-HV” KẾT HỢP CẢNH TAM CHÂM ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ-VAI-CÁNH TAY DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 498 Số 1 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của bài thuốc “TK1-HV” kết hợp cảnh tam châm điều trị hội chứng cổ-vai-cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân trên 18 tuổi được xác định mắc hội chứng cổ-vai-cánh tay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị, có nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu: Giảm đau VAS: giảm 64,2% điểm lượng giá cảm giác đau theo VAS; Tăng tầm vận động cột sống cổ ở cả 4 tư thế có ý nghĩa so với thời điểm D0; Cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày: giảm 79,1% điểm NDI so với D0; Hiệu quả điều trị chung: tốt là 90%; khá là 10%. Tác dụng này tốt hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với p<0,01.
#Y học cổ truyền #Hội chứng cổ-vai-cánh tay #TK1-HV.
TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN NGƯỜI BỆNH CÓ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 532 Số 1 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng giảm đau của điện nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên người bệnh có hội chứng cổ vai cánh tay. Đối tượng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay chia làm hai nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, điều trị tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương từ 09/2022 đến 06/2023. Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp lâm sàng có đối chứng, so sánh kết quả trước sau điều trị. Kết quả: Sau 20 ngày điều trị, điểm VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 5,37 ± 1,47 điểm xuống 2,13 ± 1,69 điểm (p < 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân không đau và đau nhẹ tăng từ 0% và 10% lên 33,3% và 56,7%. Tỷ lệ bệnh nhân đau vừa giảm từ 73,3% xuống 10%, hết hoàn toàn bệnh nhân đau nặng (p < 0,05). Kết luận: Phương pháp điện nhĩ châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau trên người bệnh có hội chứng cổ vai cánh tay.
#Hội chứng cổ vai cánh tay #Điện nhĩ châm
KẾT QUẢ CẢI THIỆN CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP ĐẮP PARAFFIN TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG CỔ VAI TAY DO THOÁI HOÁ CỘT SỐNG CỔ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 518 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của điện châm kết hợp đắp paraffin trên bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ. Đối tượng và phương pháp: can thiệp lâm sàng, tiến cứu, có đối chứng, so sánh trước sau điều trị. 60 bênh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm nghiên cứu dùng điện châm kết hợp đắp paraffin, nhóm chứng dùng điện châm đơn thuần. Kết quả: Sau điều trị, điểm NDI trung bình ở 2 nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê. Nhóm nghiên cứu giảm từ 21,57 ± 4,52 xuống 7,03 ± 3,04, nhóm chứng giảm từ 20,13 ± 4,67 xuống 10,43 ± 3,10. Mức độ cải thiện của nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng (p < 0,05). Kết luận: Điện châm kết hợp đắp paraffin cải thiện rõ rệt chức năng sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân hội chứng cổ vai tay do thoái hoá cột sống cổ.
#Chức năng sinh hoạt hàng ngày #Điện châm #Paraffin #Thoái hoá cột sống cổ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ, CAO THẤP KHỚP II KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 536 Số 1 - Trang - 2024
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ, cao Thấp khớp II kết hợp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ. Phương pháp: Can thiệp lâm sàng mở, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị, giữa nhóm chứng và nhóm nghiên cứu trong thời gian từ tháng 09/2022 đến tháng 9/2023 tại Bệnh viện YHCT Trung ương. Kết quả: 60 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống, trong đó nữ giới chiếm ưu thế với 75% (45 bệnh nhân). chia thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm chứng. Sau 30 ngày điều trị, chỉ số VAS trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 4,13 ± 1,25 (điểm) xuống 0,63 ± 0,93 (điểm), cải thiện tốt hơn nhóm chứng giảm điểm VAS từ 3,93 ± 1,41 (điểm) xuống 1,40 ± 1,39 (điểm). Kết luận: Phương pháp điều trị kết hợp cấy chỉ, Cao Thấp khớp II và xoa bóp bấm huyệt là phương pháp hiệu quả, an toàn, thuận tiện cho bệnh nhân trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống.
Tổng số: 18   
  • 1
  • 2